Nón lá in logo thương hiệu công ty MSC số lượng tối thiểu là 200 chiếc. Chúng tôi có thể in logo tên các thương hiệu công ty, công ty du lịch... nón lá dành tặng bạn bè, người thân yêu, khách du lịch họ rất yêu thích.
Không giới hạn số lượng in ít hay nhiều.
Chất lượng in sắc sảo kỹ thuật tuyệt chuẩn.
Có thể in trên nhiều vị trí quanh nón.
Bạn đang tìm in nón lá ở đâu ? Chúng tôi Chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại nón lá, nhận nón lá đủ mọi kích cở, để biểu diển nón lá tại các lể hội , hội nghị…..
Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa... Ngày nay nghề làm nón lá tuy không thịnh vượng như xưa, nhưng vẫn còn đó những làng nghề, những người thợ tài hoa âm thầm gắn bó với nghề chằm nón. Mỗi năm các làng nghề làm nón ở Huế cho ra thị trường hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương mỗi khi đến Huế. Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ được nhiều du khách ưa chuộng bỡi sự thanh thoát nhẹ dàng, như không còn là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Để có được chiếc nón ưng ý đưa ra thị trường, các nghệ nhân làm nón Huế phải trải qua nhiều công đoạn tỷ mỷ lắm, công đoạn nào cũng đòi hỏi sự cần mẫn khéo léo của đôi tay người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, rồi đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, đưa ra thị trường.
Vì thế, trong các làng nghề làm nón, sự phân công lao động được thể hiện rất cụ thể, thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón...mỗi người một việc rất chuyên nghiệp. Làm khung chuốt vành là công đoạn đầu tiên quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón. Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, có mái cong đều với nhiều kích cở, thường khung nón được làm một lần dùng vài chục năm, nếu không có sự thay đổi mẫu mã theo nhu cầu thị trường. Vành nón được làm bằng thân cây lồ ô, cây mung có rất nhiều ở TT-Huế, được chẻ, chuốt tròn thanh thoát, mỗi chiếc nón từ 15 - 16 vành, mà xưa nay nhiều người vẫn ví như “16 vành trăng”.
Lá làm nón ở Huế cũng là loại lá nón bình thường, nhưng được tuyển lựa xử lý qua nhiều khâu, hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng sao cho mặt lá giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Tiếp đến là công đọan lợp lá, đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa trong không gian của chiếc nón, để khi soi lên trước ánh trời các hoa văn biểu tượng hiện rỏ cân đối. Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh Cầu Trường Tiền, Núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, Cầu Ngói Thanh Toàn...Đi kèm theo các biểu tượng là một số câu thơ nổi tiếng viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngủ sắc, nên càng nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón. Chằm lá vào vành là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi người thợ phải có sự cần mẫn khéo léo để đường kim, mũi cước thẳng, đều mền mại theo độ cong của vành nón. Công đoạn này thường do người phụ nữ thực hiện, vì thế ở các làng nón,con gái được dạy nghề rất sớm, 14 - 15 tuổi đã thành thạo nghề. Nón lá sau khi hoàn tất được quét một lớp dầu bóng bằng nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, độ bền, chống thấm nước rồi mới đưa ra chợ bán.
Chợ Huế nào hầu như cũng có hàng nón, từ các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bên Ngự... đến các chợ nhỏ như Sịa, Phò Trạch ở đâu cũng có thể mua được chiếc nón lá Huế. Đặc biệt chợ Dạ Lê là chợ chuyên bán nón được duy trì từ hàng trăm năm nay, là đầu mối lớn để nón Huế vào Nam, ra Bắc.
Nghệ nhân làm nón Nguyễn Thị Thúy
Hiện nay, du lịch đang phát triển mạnh ở Huế, nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng. Rất nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Không ít người đã thực sự bất ngờ và thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm. Chị Nguyễn Thị Thúy- một nghệ nhân làm nón nổi tiếng ở làng nón Phú Cam, Người đã từng được mời sang Nhật Bản biểu diển và triển lãm nghề làm nón Huế, cho biết:Không ngờ nón Huế mình lại được nhiều người biết và ưa thích như thế, cứ mỗi lần chằm nón biểu diễn cho du khách xem là tui tự hào lắm... Quả thật, trên đường phố Huế, tôi đã gặp không ít nữ du khách nước ngoài rất duyên dáng với chiếc nón Huế, không thua kém gì con gái Huế, cho nên nhiều người cho rằng nón bài thơ là một nét duyên của Huế. Chính vì vậy, nón bài thơ Huế cũng là một kênh quảng bá hình ảnh Huế rộng rãi mà hiệu quả nhất trong số các sản phẩm làng nghề truyền thống Huế hiện nay. Cầm chiếc nón lên, ta không chỉ bắt gặp Huế trên từng đường kim, mũi cước của người thợ nón Huế, mà còn gặp cả chiều sâu văn hóa Huế qua hình ảnh biểu tượng của Huế, qua những câu thơ đi cùng năm tháng với Huế “...con sông dùng dằng con sông không chảy/ Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu...”(Thu Bồn). Hay “...Sông Hương hoa rượu ta đến uống/ Ta tỉnh đền đài ngã nghiêng say...”(Nguyễn Trọng Tạo)...
Dẫu bây giờ, trên đường phố Huế, nón lá không còn rợp bóng như ngày xưa mỗi buổi tan trường, nhưng nó đã trở thành một nét văn hóa, một nét duyên không thể thiếu trong đời sống văn hóa Huế, đặc biệt là đối với người phụ nữ Huế.
Xem thêm