Nón lá vẽ thủ công bằng tay của các nghệ nhân vẽ mỹ thuật. Chất liệu vẽ đảm bảo đi mưa nắng không bay màu hay bong chóc. Sản phẩm chất lượng đẹp và giá trị tinh thần văn hóa cao. Có thể đặt vẽ theo yêu cầu riêng của quý khách hoặc in logo tên công ty theo yêu cầu : Liên hệ : 0908908578
Quà tặng Á Đông chuyên cung cấp đầy đủ các loại nón dành các công ty, trang trí cho nhà hàng, khách sạn ... múa biểu diễn và đặc biệt TRANH NÓN LÁ vẽ đầy đủ các cảnh đồng quê Việt Nam hay địa danh nổi tiếng của đất nước Việt Nam, in logo tên theo yêu cầu ... làm quà tặng cho người nước ngoài call/ zalo : 0908908578 để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé.
ĐỒ LƯU NIỆM VIỆT NAM, QUÀ TẶNG LƯU NIỆM VIỆT NAM ... Mang nét đẹp phong phú con người văn hóa Việt qua chiếc nón tình yêu.
Bạn tham khảo mẫu khác, NHẤP VÀO LINK : " TRANH NÓN LÁ VIỆT NAM IN LOGO CÔNG TY "
Hotline, Zalo, viber : 0908 908 578
Ban đầu, nón bài thơ chủ yếu được làm để tặng người thân. Thế nhưng, nón lại được nhiều du khách yêu thích nên được làm với số lượng nhiều và bán ra thị trường. Từ đây, những câu thơ được ép vào nón cũng đa dạng hơn, phong phú hơn nhưng cũng không ngoài những câu thơ ca ngợi về cảnh đẹp và con người xứ Huế. Lúc này, để làm đẹp thêm cho chiếc nón, những người thợ làm nghề còn ép vào đó cả tranh về sông Hương, núi Ngự cạnh bài thơ. Đến nay, chiếc nón bài thơ không còn là một sản phẩm bình thường mà đã trở thành nét đặc trưng của xứ Huế. Nguyên liệu để làm nên một chiếc nón bài thơ xứ Huế rất đơn giản, chỉ bằng lá dừa và lá gồi. Để có một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ vừa đẹp, người ta phải thực hiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ… Để có được lá đẹp, người ta thường lên rừng chọn loại lá non (của cây Bồ Qui Diệp) có màu xanh nhẹ, sau đó đem phơi sương qua đêm để lá dịu lại. Tiếp theo, người ta phải nức vàng và ủi lá cho phẳng. Để có được lá đẹp, lá làm nón phải giữ được màu xanh nhẹ, người ta ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Sau đó, người thợ chuẩn bị khung để chằm nón. Khung này bao gồm 6 cây sườn chính, dựa trên đó người ta bố trí 16 nan tre được vót nhỏ uốn quanh khung hình chóp nón. Khi làm nón bài thơ, người ta chỉ làm 2 lớp lá, ở giữa là những thắng cảnh và các câu thơ hay. Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Khi nón chằm hoàn tất, người ta đính thêm vào chóp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên, sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền. Từ Tây Hồ, những chiếc nón bài thơ toả đi khắp nẻo đường và trở nên gần gũi, thân quen trong cuộc sống thường nhật của mỗi phụ nữ Huế. Chỉ với nguyên liệu đơn giản của lá dừa, lá gồi, những chiếc nón bài thơ vẫn trở thành vật “trang sức” của biết bao thiếu nữ.
Xem thêm